Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học môn Vật Lý

Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật đặt ra yêu cầu mới cho giáo viên trong việc mang lại những bài học thú vị, thiết thực cho học sinh. Nắm được xu hướng đó, các thầy cô của tổ Vật Lý trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong đã không ngừng học tập, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học.

Với mong muốn đem Vật Lý đến gần hơn cho các học trò, cô đã thực hiện tiết học Mạch xác định loại điện tích cho các em học sinh lớp 11CL2. Nhiệm vụ của các em trong tiết học là chế tạo một mạch điện có thể xác định được vật đang mang điện âm hay dương, vốn là một vấn đề chỉ được biết trên lý thuyết.

Tiết học tại lớp 11CL2 của cô Nguyễn Thị Thu Nga

Mở đầu tiết học, các em học sinh được tham gia một trò chơi nhỏ trên nền tảng Kahoot! nhằm củng cố lại các kiến thức về điện tích cũng như kiến thức về linh kiện. Với sự nhanh nhạy của các nhóm, bảng xếp hạng các nhóm thay đổi liên tục sau mỗi câu hỏi và kết quả chung cuộc cũng sít sao, chỉ phụ thuộc vào tốc độ bấm đáp án.

                     

Câu hỏi Kahoot! với hình ảnh sinh động và kết quả chung cuộc của các nhóm thi.

Dựa trên thế mạnh vốn có của các em học sinh khối chuyên Lý, cô đã cho lớp tiến hành lắp đặt thiết bị tại lớp bằng các linh kiện đơn giản như bảng mạch điện, đèn LED, transitor trường và pin để giúp xác định loại điện tích của vật nhiễm điện. Mặc dù gặp một số khó khăn nhưng với tinh thần ham học hỏi, các bạn đã hoàn thành mạch điện trong vỏn vẹn 20 phút. Tiếp đến, các bạn có cơ hội sử dụng thiết bị vừa tìm được để xác định điện tích của các vật dụng quen thuộc.

                     

Học sinh thử nghiệm phát hiện điện tích tại hai đầu của máy tĩnh điện Wimshurst​

Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp cho tiết học cho nên lôi cuốn, thú vị và kích thích tinh thần học tập ở mỗi học sinh. Qua tiết học, các em không chỉ được vận dụng các kiến thức Vật Lý mà còn được luyện tập đọc và lắp ráp mạch điện đơn giản, một kỹ năng cần thiết ngày nay.

Các tin khác: