SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
Nghiên cứu bài học – “Tú Uyên gặp Giáng Kiều” (Truyện thơ Nôm Bích Câu kì ngộ)
và Báo cáo chuyên đề: Rèn tư duy và phát triển kĩ năng viết bài văn nghị luận cho học sinh chuyên
- PHẦN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
1. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu
1.1. Mục tiêu bài học: Phát triển các năng lực và phẩm chất được quy định trong chương trình tương ứng với nội dung dạy học kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện thơ ở Chủ đề 3 – Khát khao đoàn tụ; bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều (Truyện thơ Nôm Bích Câu kì ngộ).
1.2. Xây dựng kế hoạch bài học:
- GV thực hiện: Thầy Nguyễn Thành Luân;
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 06/09/2024 đến ngày 09/10/2024
- Các GV khác trong tổ Ngữ Văn đóng góp ý kiến, hỗ trợ để hoàn thiện kế hoạch bài học.
+ Thời gian:
- Họp tổ, trao đổi về kế hoạch bài học vào ngày 11/09/2024;
- Họp tổ online ngày 02 tháng 10 năm 2024.
+ Nội dung:
- Cô Lê Thị Phương Thuỳ góp ý về việc thời lượng và cách thức tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp hơn với dung lượng và định hướng mục tiêu bài học.
- Cô Trần Thị Kim Hạnh góp ý về tính cân đối giữa các hoạt động có tính chất sôi nổi với các hoạt động mang tính đào sâu nội dung, phù hợp với đặc thù của lớp chuyên Văn.
- Thầy Lâm Hoàng Phúc góp ý về hoạt động so sánh đối chiếu giữa ngôn ngữ thơ với cách thể hiện nội dung của phim ảnh và một số vấn đề xoay quanh nhân vật truyện thơ.
- Một số Thầy Cô khác góp ý thêm về cách xây dựng phiếu học tập; một số điều chỉnh cần thiết về việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Cô Nguyễn Thị Ái Vân – tổ trưởng tổ Ngữ Văn – phát biểu tổng hợp các ý kiến.
2. Bài dạy minh hoạ:
2.1. Thông tin chung:
- Họ và tên giáo viên giảng dạy: Thầy Nguyễn Thành Luân.
- Thời gian: Tiết 1-2, thứ Tư, ngày 09/10/2024.
- Địa điểm: Phòng D504
- Lớp dạy minh hoạ: 11CV2.
- Tên bài: Đọc đoạn trích: Tú Uyên gặp Giáng Kiều (Truyện thơ Nôm Bích Câu kì ngộ).
- Thành phần tham dự:
+ Thầy Trần Tiến Thành – Chuyên viên môn Ngữ văn, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Cô Bùi Thị Bảo Ngọc – Phó Hiệu trưởng Nhà trường;
+ Giáo viên đại diện các trường trong cụm 3; đại diện giáo viên các trường chuyên và giáo viên các trường có lớp chuyên.
+ Toàn bộ giáo viên tổ Ngữ văn.
Giáo viên tham quan bàn trưng bày sách trước buổi sinh hoạt
2.2. Tiến trình bài học:
- Giáo viên triển khai bài giảng trong 2 tiết với định hướng phát triển năng lực đọc hiểu văn bản truyện thơ Nôm bác học. Cụ thể tiến trình bài học:
+ Hoạt động 1: Khởi động – Kích hoạt tri thức nền - Trò chơi ô chữ: HS thực hành trả lời 4 câu hỏi trắc nghiệm để ôn tập lại kiến thức nền về truyện thơ.
+ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới – Thực hành đọc hiểu văn bản.
- Tìm hiểu về đặc trưng cốt truyện truyện thơ.
- Tìm hiểu về đặc trưng nhân vật truyện thơ thể hiện qua nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều.
- Tìm hiểu về đặc trưng của ngôn ngữ truyện thơ, trong đối sánh với cách thể hiện của phim ảnh.
- Tìm hiểu về các phương diện nội dung của truyện thơ: chủ đề, tư tưởng, thông điệp.
Một số hình ảnh trong tiết học
3. Thảo luận, trao đổi về bài học
- Ưu điểm:
+ Thiết kế giáo án đúng theo chuẩn CV 5512 nhằm phát triển năng lực của người học.
+ Bài giảng có sự đầu tư nghiêm túc, công phu. Bài dạy có mục tiêu rõ ràng, nội dung sâu kĩ, sản phẩm học tập sinh động. GV nắm chắc kiến thức, triển khai bài giảng đúng hướng, quản lý tốt các hoạt động của HS, giúp đỡ kịp thời khi HS gặp khó khăn trong quá trình học.
+ Kết hợp nhuần nhuyễn các công cụ, ứng dụng công nghệ thông tin – đặc biệt là bảng tương tác - và các phương pháp dạy học tích cực vào bài dạy, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học qua các hoạt động học tập; tạo tính tương tác cao cho tiết học.
+ GV không dừng lại ở những kiến thức như sách giáo khoa đã đề cập mà còn có những lưu ý để học sinh hiểu sâu hơn vấn đề, phù hợp với tính chất của tiết học ở lớp Chuyên Văn.
- Góp ý phát triển bài dạy:
+ Trao đổi từ các giáo viên tham gia dự thao giảng: Tiến trình bài dạy nhuần nhuyễn; không khí học tích cực; kết hợp được tiện ích của các ứng dụng công nghệ thông tin để tạo nên tiết học sinh động, lôi cuốn. Các giáo viên cũng có những trao đổi nhỏ về các nội dung chuyên môn, từ đó giúp tháo gỡ một số băn khoăn của giáo viên về việc dạy học thể loại truyện thơ.
+ Cô Nguyễn Thị Ái Vân – tổ trưởng tổ Ngữ Văn – phát biểu: Tiết dạy rất cụ thể, sinh động; chuyển hoá một cách tích cực các nội dung của kế hoạch bài học. Nhìn chung, tiết học sinh động, hấp dẫn; có sự tương tác cao giữa GV và HS; hoàn thành tốt các mục tiêu đã đặt ra, đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình.
+ Thầy Trần Tiến Thành - Chuyên viên môn Ngữ văn – phát biểu: Bài dạy có sự đầu tư cao; giáo viên giảng dạy giàu nhiệt huyết, kết hợp nhiều hoạt động để tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn cho tiết dạy. Bài dạy mang đến nhiều bài học kinh nghiệm cho giáo viên trong cụm.
B. PHẦN BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN
1. Xác định mục tiêu, thực hiện tiết dạy thực nghiệm:
1.1. Mục tiêu bài học: Phát triển các năng lực và phẩm chất được quy định trong chương trình chuyên tương ứng với nội dung dạy học kĩ năng viết bài văn nghị luận.
1.2. Xây dựng kế hoạch bài học:
- GV thực hiện: Thầy Lâm Hoàng Phúc;
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 03/08/2024 đến ngày 08/08/2024
- Các GV khác trong tổ Ngữ Văn đóng góp ý kiến, hỗ trợ để hoàn thiện kế hoạch bài học: Thực hiện trong suốt quá trình hoàn thiện kế hoạch bài học, từ ngày 03/08/2024 đến 07/08/2024.
- Thực dạy ở lớp 11CV1, ngày 08/08/2024 với sự tham dự của:
+ Thầy Nguyễn Văn Thư - Chuyên viên môn Ngữ văn, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Thầy Trần Tiến Thành – Chuyên viên môn Ngữ văn, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Cô Nguyễn Thị Ái Vân – Tổ trưởng tổ Ngữ văn;
+ Cô Lê Thị Phương Thuỳ - Nhóm trưởng khối 12, môn Ngữ văn.
2. Nội dung báo cáo chuyên đề:
Từ kết quả thực dạy vào ngày 08/08/2024 và sự góp ý của chuyên viên Bộ, chuyên viên Sở, giáo viên báo cáo kinh nghiệm triển khai tiết dạy với các nội dung sau:
2.1. Hướng triển khai tiết dạy:
- Hoạt động 1: Mở đầu: HS tham gia trò chơi Tìm điểm bất thường trong các bức tranh, từ đó rút ra rằng trong đời sống xã hội có thể chứa tính vấn đề (những điều mâu thuẫn, điều ngược với lẽ thường,…); Trong văn học cũng chứa đựng những điều gây tranh cãi, những quan điểm cần xem xét từ nhiều phía,…
- Hoạt động 2: Rèn kĩ năng phân tích đề;
- Hoạt động 3: Rèn kĩ năng tư duy và tìm ý;
2.2. Kinh nghiệm sau tiết dạy:
- Bổ sung thêm các hoạt động rèn luyện tư duy phản biện cho HS: Thầy Nguyễn Văn Thư phân tích mẫu 01 đề minh hoạ: Xem xét vấn đề từ nhiều phía, nhiều góc độ; lí giải cặn kẽ các phương diện khách quan – chủ quan; đặt vào thực tiễn đời sống.
- Tiến độ bài dạy còn nhanh, phải cho HS thêm thời gian để suy tư, trao đổi về vấn đề: HS chuyên có tính chất khác HS không chuyên; không chỉ chú trọng hoạt động mà phải có sự suy tư sâu.
- Còn một số từ ngữ dùng trong phiếu học tập nên cân nhắc thêm.
- Tránh nhầm lẫn giữa kĩ năng so sánh đề và kĩ năng làm bài.
3. Thảo luận, trao đổi về nội dung báo cáo
- Ưu điểm:
+ Báo cáo sáng rõ, ngắn gọn, trình bày được hướng triển khai tiết dạy kĩ năng cho học sinh chuyên.
+ Ví dụ hữu ích, có nhiều giá trị tham khảo cho giáo viên.
- Góp ý phát triển:
+ Cô Nguyễn Thị Ái Vân – tổ trưởng tổ Ngữ Văn – phát biểu: Phần báo cáo cụ thể, chân thành, có giá trị thực tiễn cao; phù hợp với tinh thần chia sẻ chuyên môn trong cụm.
+ Thầy Trần Tiến Thành - Chuyên viên môn Ngữ văn – phát biểu: Báo cáo chuyên đề có sự kế thừa kết quả từ quá trình xây dựng kế hoạch bài học và dạy học thực nghiệm trong hè; có giá trị tổng kết và đúc kết kinh nghiệm; phù hợp với tình hình học tập của học sinh chuyên; hỗ trợ giải quyết được những vấn đề học sinh còn gặp phải khi học và tham gia các kì thi học sinh giỏi.
Chuyên viên Trần Tiến Thành nhận xét, góp ý, chỉ đạo trong buổi sinh hoạt