- Họ và tên giáo viên giảng dạy: Thầy Lâm Hoàng Phúc.
- Thời gian: Tiết 1-2, thứ Tư, ngày 17/03/2021
- Địa điểm: Phòng D308.
- Mục đích thao giảng: Kiểm tra chuyên môn.
- Người dự giờ: Tất cả các giáo viên của tổ Ngữ văn và 3 giáo sinh môn Ngữ văn.
- Nội dung thao giảng:
- Lớp thao giảng: 11A1.
- Tên bài: Từ ấy (Tố Hữu).
- Nội dung chính:
- Giáo viên triển khai bài giảng trong 2 tiết theo định hướng phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình chính trị. Cụ thể tiến trình bài học:
+ Hoạt động 1: Kích hoạt kiến thức nền bằng phương pháp vấn đáp, khơi gợi vấn đề bài học bằng phương pháp dạy học trực quan (cho học sinh xem video).
+ Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm bằng phương pháp trò chơi.
+ Hoạt động 3: Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh đọc hiểu khổ thơ thứ nhất từ đó khái quát được các phương diện cần khai thác khi phân tích tác phẩm thơ trữ tình chính trị.
+ Hoạt động 4: Giáo viên dùng phương pháp dạy học hợp tác, yêu cầu học sinh vận dụng kĩ năng được phát triển ở hoạt động 3 để tìm hiểu về hai khổ thơ còn lại.
+ Hoạt động 5: Định hướng đọc mở rộng và liên hệ thực tế cuộc sống.
7. Góp ý và đánh giá của tổ chuyên môn: Các giáo viên của tổ chuyên môn đã có những đánh giá tích cực đối với bài thao giảng. Cụ thể, có một số ý kiến chính sau:
- Ý kiến của cô Phan Thị Mai Ly: Bài giảng có những đặc điểm của một tiết học theo định hướng phát triển năng lực, áp dụng tương đối ổn các phương pháp mới. Không khí lớp học sôi nổi, học sinh tích cực hoạt động trong giờ học. Nội dung bài giảng triển khai khá sâu rộng. Giáo viên có tác phong tự tin, làm chủ được giờ dạy. Tuy nhiên giáo viên nên cố gắng tạo thêm những đoạn lắng đọng trong bài giảng để học sinh khắc sâu kiến thức hơn.
- Ý kiến của cô Bùi Thị Thu Hằng, Trần Thị Liễu: Bài giảng bước đầu đã thành công trong việc ứng dụng phương pháp dạy học mới. Qua bài giảng, giáo viên đã cho thấy năng lực sư phạm cũng như phong cách giảng dạy của mình. Tuy nhiên, hoạt động tìm hiểu chung chiếm lượng thời gian khá nhiều nên phần thuyết giảng ở cuối bài hơi nhanh, những đoạn chốt ý do đó cũng cần thêm thời gian để học sinh lắng đọng.
- Ý kiến của cô Phạm Thị Thanh Nga (tổ phó): Đồng ý với ý kiến của các thầy cô đã trình bày. Cô Thanh Nga đánh giá cao bài dạy và góp ý thêm cho thầy Hoàng Phúc về việc nhận xét phần trình bày của học sinh sau khi các em đã thuyết trình để có sự kết nối tốt hơn giữa các nội dung.
- Ý kiến của thầy Trần Hoài Thanh, thầy Nguyễn Thành Luân, cô Lê Thị Phương Thuỳ: Bài giảng cho thấy giáo viên thực hiện được định hướng phát triển năng lực đọc hiểu văn bản trữ tình chính trị đã đề ra ban đầu. Các thầy cô có một số góp ý nhỏ trong các thao tác thực hiện hoạt động nhóm.
- Ý kiến tổng kết của cô Nguyễn Thị Ái Vân (Tổ trưởng): Tổ trưởng đồng ý với ý kiến của các giáo viên. Bài giảng thực hiện tốt những yêu cầu của một tiết dạy theo định hướng đổi mới. Tổ trưởng đánh giá cao không khí lớp học, sự tương tác giữa học sinh và giáo viên. Để một giờ học vừa có sự sôi nổi, tích cực của học sinh, vừa có sự lắng đọng trong nội dung bài giảng là một điều không dễ. Nhưng với những góp ý rất chân thành của các giáo viên trong tổ, tin rằng ở những bài giảng trong tương lai, thầy Hoàng Phúc sẽ có những tiết học thành công hơn nữa.
Cô Nguyễn Thị Ái Vân - tổ trưởng tổ Ngữ văn nhận xét tổng kết về tiết học